Nếu vườn thiếu ánh sáng, gia chủ nên dùng gương hỗ trợ. Sử dụng chuông gió để tạo khí cho khu vườn có nhiều khí tụ...
Theo Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, trong phong thủy có một số phương pháp bổ cứu khi vườn bị thiếu một yếu tố nào đó.
"Một sân vườn cần đảm bảo sự lưu thông hài hòa của sinh khí để tạo nên một môi trường thiên nhiên luôn an lành, làm lắng dịu các căng thẳng, đồng thời, kích thích nguồn sinh lực của con người", ông Diệp cho biết.
Theo Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, trong phong thủy có một số phương pháp bổ cứu khi vườn bị thiếu một yếu tố nào đó.
"Một sân vườn cần đảm bảo sự lưu thông hài hòa của sinh khí để tạo nên một môi trường thiên nhiên luôn an lành, làm lắng dịu các căng thẳng, đồng thời, kích thích nguồn sinh lực của con người", ông Diệp cho biết.
Dưới đây là một số cách khắc phục những điểm thiếu phong thủy của khu vườn nhà bạn:
Ánh sáng: Nếu trong vườn thiếu ánh sáng, gia chủ nên sử dụng gương, đồng thời chặt bớt cây cối, hay tạo mặt nước phản chiếu để đưa ánh sáng vào các góc khuất của vườn. Biện pháp này thường được sử dụng ở khu vực hướng Nam.
Âm thanh: Ở những nơi khí tụ, có thể sử dụng âm thanh để phát tán khí như tiếng chuông gió, âm thanh từ suối hay vòi phun nước, tiếng chim. Biện pháp này đạt hiệu quả nhất ở khu vực hướng Tây Bắc.
Màu sắc: Sử dụng các màu sắc thuộc hành Hỏa: tím tía, đỏ cam để kích thích sinh khí. Ngược lại, sử dụng các màu xanh lá cây, màu trắng, xanh nhạt, màu hồng phấn để làm dịu luồng khí quá mạnh. Phương pháp này thường sử dụng ở hướng Đông Bắc của vườn.
Sự sống động, chuyển động: Dùng các thành phần sống động như hồ cá, hay cây hình kim tự tháp, cây dễ lay động trước gió, dòng suối để kích thích sinh khí ở hướng Đông Nam hay hướng Bắc khu vườn nơi khí thường tĩnh lặng.
Vật tĩnh: Ở những nơi sinh khí quá thịnh như hướng Tây, đặt một vật tĩnh to và nặng, như tượng điêu khắc, lu, chậu đất để tiết chế khí.
Các đường thẳng: Dùng các lối đi thẳng, cột hình tháp, vòm cung, cây tre để phát tán khí khi nó có khuynh hướng tụ. Phương pháp này thường sử dụng cho hướng Tây Nam.
Cổng và hàng rào phụ: Sử dụng khi bình đồ vườn nhà có nhiều điểm khiếm khuyết, thừa hay thiếu một cung nào đó hay để rẽ hướng di chuyển sinh khí tạo các không gian riêng biệt. Đây là một xu hướng rất hay sử dụng trong vườn cảnh Trung Hoa để tăng tính hấp dẫn của vườn.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Những nhận xét nào không lành mạnh sẽ bị xóa khỏi blog