5 thg 5, 2013

Cổng nhà trong phong thủy

Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà.
“Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài.

Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có.
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 1
Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng".
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 2

Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 3
Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3),  trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.
Cổng nhà trong phong thủy | ảnh 4
Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4).

Cổng nhà với phong thủy


Theo phong thủy, không chỉ cửa chính của ngôi nhà mới có tầm quan trọng đặc biệt mà bạn cũng cần chú ý tới cửa cổng và các yếu tố khác liên quan đến cổng - điểm đầu tiên khi bước vào một ngôi nhà.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Kiểu dáng cổng
Hiện nay, có nhiều người thích cổng có lỗ để dễ nhận dạng khách đang đứng ngoài cổng. Tuy nhiên, theo phong thủy thì cổng liền một khối và vững chắc sẽ tốt hơn. Nếu lựa chọn cổng kiểu vòm cung, cần tránh loại cổng hình cung võng xuống ở giữa vì rất có thể sẽ khiến bạn không gặp may mắn trong sự nghiệp.
Chiều mở của cổng
Chiều mở của cửa cổng rất quan trọng. Cũng giống như chiều mở của cửa sổ, nếu mở cửa cổng theo chiều nghịch thì sẽ hạn chế vận khí và tài lộc vào nhà. Trong trường hợp này, chúng ta có thể khắc phục bằng cách thay đổi cửa ra vào theo chiều thuận (mở ra ngoài) hoặc treo gương trên tường để tạo cảm giác không gian rộng thêm.
Lối vào cổng
Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lối ra vào như cây cối, cột, vách tường... Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. 

Lối đi vào cổng cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi chật hẹp thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách mở rộng lối đi hoặc không trồng những cây to, rậm rạp ở gần ngõ. 

Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào phải có bậc tam cấp và không được thiết kế quá dốc bởi vì bậc tam cấp hẹp và dốc thì gia chủ khó giữ được
 tiền bạc. Để khắc phục điều này bạn có thể đặt đèn pha chiếu lên mái nhà từ phía sau.

Cách làm cổng nhà vườn đẹp và hợp phong thủy

Cổng là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn và mộc mạc cho nhà vườn. Vì thế, xây cổng cũng cần chú ý đến một số điểm sau đây để hợp với phong thủy của khu nhà.
Cổng nhà vườn là một điểm đến để lại ấn tượng đầu tiên khi khách bước vào nhà. Khác với cổng nhà phố, hiện đại và chắc chắn thì cổng nhà vườn lại thiên về vẻ đẹp thanh mảnh, mộc mạc của vùng thôn quê yên bình. Để góp phần đem lại sự đồng nhất cho không gian thì cổng nhà vườn thường chọn những chất liệu thân thuộc với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… Do vậy, để thiết kế một chiếc cổng hợp phong thủy tương đối dễ dàng trong toàn bộ tổng thể nhà vườn.

Làm cổng là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí”, cổng phải đón được khí, lại có thể tụ khí, không để khí bị đè chết. Nhà vườn luôn có ưu thế về diện tích nên khi xây, đặt cổng, gia chủ có thể thoải mái chọn vị trí cho nó. Lưu ý rằng, cổng nên đặt ở phía trái của không gian phía trước nhà và đặt ở vị trí dễ tìm nhất. Nếu các vị khách của bạn thấy khó khăn khi tìm kiếm thì khí cũng sẽ thấy khó khăn giống như vậy.

Với mục đích tạo cảnh quan và đường đi cho khí, con đường phía trước cổng nhà nên có hình dạng cong tạo thành hình chữ chi giúp các luồng khí được lưu thông thuận lợi. Nhờ đó khiến sự nghiệp của chủ nhân cũng được thuận buồm xuôi gió, nhà cửa êm ấm, hạnh phúc.

Kích thước của cổng nên phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá rộng so với ngôi nhà, vận mệnh của bạn sẽ bị tác động xấu. Nếu nó quá nhỏ, khí bị hạn chế và gây ra bất đồng trong gia đình.

Theo quan niệm của phong thủy Trung Quốc, cổng nhà nói chung và cổng nhà vườn nói riêng nên thiết kế hình vòng cung úp xuống sẽ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cổng nhà vường phù hợp các yếu tố phong thủy
Quang cảnh nhà vườn luôn xanh mát với những bóng cây um tùm. Tuy nhiên, với cổng nhà thì nên chặt bớt các tán cây che phủ. Cổng cũng tượng trưng cho sự nghiệp nên bạn cần giữ nó sáng sủa nhất có thể. Bạn chỉ nên trồng thêm những cây hoa leo trên cổng và hàng rào nối với cổng để kích hoạt luồng khí tốt vào nhà và tăng cảm xúc cho khách ghé thăm.

Nên xây cổng cao hơn mặt đường bởi nếu cổng nhà bạn nằm ở vị trí thấp hơn so với mặt đường sẽ tạo ra phong thủy không tốt vì nó hạn chế khí và khiến các thành viên trong nhà cảm thấy bất ổn và bị mắc kẹt. Để hóa giải nó bạn hãy giữ lối đi từ cổng vào nhà được sáng sủa và trồng nhiều cây.

Từ cổng vào nhà nên tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng. Khu vực này rộng rãi sẽ làm tầm nhìn dượn thông suốt, không gặp trở ngại gì. Không gian thoáng đãng cũng khiến tư duy của chủ nhân được khai thông, mạch lạc, tầm nhìn được vươn xa, việc học tập cũng như sự nghiệp đạt được nhiều thành công.

Do nhà vườn thường có diện tích rộng, khi bố trí cổng cần cách nhà một khoảng nhất định và tạo một khuôn viên xanh nhỏ từ cổng dẫn vào nhà sẽ giúp không khí xung quanh luôn trong lành, tươi mát. Con người hòa cùng môi trường trong lành, đất đai bằng phẳng, rộng thoáng giúp tâm hồn cũng thấy tĩnh tại, nhẹ nhõm hơn khi bước vào nhà.


                                                                                         Ban ve Phong thuy

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Những nhận xét nào không lành mạnh sẽ bị xóa khỏi blog