25 thg 3, 2013

Tòa nhà có phong thủy 'hung hãn' nhất thế giới


Tòa nhà 72 tầng, trụ sở của Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại Hong Kong, bị giới phong thủy coi là khu cao ốc “hung hãn” nhất thế giới. Nổi bật trên bầu trời, tòa nhà 288 mét này được tạo thành từ 4 khối hình tam giác cao thấp khác nhau. “Sát khí” từ các góc cạnh sắc nhọn của chúng trở thành nỗi kinh hoàng của những người sống trong các công trình lân cận.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa I.M. Pei, Ngân hàng Trung Quốc hoàn thành năm 1989 và chính thức khai trương năm 1990. Pei gửi gắm vào đây hình ảnh búp tre đang mọc, biểu tượng của sự tăng trưởng, lớn mạnh và phồn thịnh. Trong thời gian xây dựng tòa nhà, ông không tham khảo ý kiến của chyên gia phong thủy. Và khi công trình được công bố, nó đã vấp phải những chỉ trích nặng nề liên quan tới thiết kế của tòa nhà cũng như ảnh hưởng xấu của nó tới môi trường xung quanh.

Ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong.

Những ý kiến phản đối cho rằng, các cấu trúc hình tam giác của Ngân hàng Trung Quốc khiến người ta liên tưởng tới “kim tự tháp”, cụm từ này đồng âm với cụm từ chỉ “tiểu đựng hài cốt” trong tiếng Quảng Đông. Hai “chiếc đũa” trên nóc
tòa nhà chĩa thẳng lên trời trông chẳng khác gì hai nén hương được thắp để tưởng nhớ người quá cố. Hơn nữa, các cạnh nhọn của tòa nhà trông giống như những chiếc dao găm: một số chĩa vào bên trong, một chiếc chĩa vào Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong, và một chĩa thẳng vào Tòa nhà Chính phủ.


'Sát khí' từ các cạnh nhọn của tòa nhà ảnh hưởng tới các công trình kế cận.

Người ta cho rằng Ngân hàng Trung Quốc đã ảnh hưởng rất xấu tới Tòa nhà Chính phủ (theo đồn đại thì trước đó đã được cố vấn về mặt phong thủy để có vị trí đẹp). Chẳng bao lâu sau khi cao ốc Ngân hàng Trung Quốc hoàn thành, chủ nhân của Tòa nhà Chính phủ, Thống đốc Hong Kong người Anh qua đời. Ngài Thống đốc kế nhiệm bị sa thải. Và rồi ông Thống đốc của nhiệm kỳ tiếp theo cũng gặp rất nhiều rắc rối. Năm 1997, khi Anh chuyển giao chính quyền cho Trung Quốc, Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong, ông Đổng Kiến Hoa, đã cương quyết từ chối vào sống trong khu nhà này.

Ngay sau khi được công bố, thiết kế của tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề. Để hóa giải ảnh hưởng xấu của các góc nhọn, biểu tượng của hành “hỏa”, kiến trúc sư Pei quyết định bổ sung sự hiện diện của hành “thủy” xung quanh tòa nhà. Rất không may, một số đài phun nước lại bị đặt sai vị trí. Việc đặt chúng ở cung Tây và cung Tây Bắc (thuộc hành kim) làm cho phong thủy của tòa nhà xấu thêm. Theo nguyên tắc ngũ hành, thủy làm suy yếu kim, cung Tây Bắc (chủ về người đàn ông, ông chủ của tập đoàn) đã bị nước làm suy yếu.


Thủy làm suy yếu kim, bể cá này đã hấp thu “sát khí” từ các góc nhọn của tòa nhà.

Sau này, rất nhiều chuyên gia phong thủy đã hiến kế cải thiện tình hình. Để giúp điều hòa khí và mang năng lượng vũ trụ vào tòa nhà, người ta đã trồng thêm nhiều cây xanh, cắm thêm các cột cờ ở phía trước tòa nhà. Các thác nước đặt hai bên tòa nhà giúp khí tụ vào phần cửa chính.

Trở lại với Tòa nhà Chính phủ, người ta có thể thắc mắc tại sao đương kim Trưởng đặc khu Tăng Âm Quyền, chủ nhân của tòa nhà này, lại tại vị lâu thế. Câu trả lời là sát khí của Ngân hàng Trung Quốc đã bị hóa giải bởi một bể cá được xây ngay cạnh Tòa nhà Chính phủ. Thủy làm suy yếu kim, bể cá này đã hấp thu “sát khí” từ các góc nhọn của tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc. 
Theo Ngôi Sao
                                                                                                                                                     Ban ve Phong thuy

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Những nhận xét nào không lành mạnh sẽ bị xóa khỏi blog