24 thg 3, 2013

Dụng Thủy trong Phong Thủy


Ao hồ nói một cách tương đối thuộc loại nước tĩnh, nhưng đối với môi trường không khí xung quanh nhà cũng sẽ tạo ra một ảnh hưởng nhất định nào đó.
Thông thường ao hồ thường tốt khi ở đằng trước tạo nên thế "minh đường tụ thủy" hoặc bên tay trái ở nhánh Thanh Long của ngôi nhà. Hình dạng ao hồ ưa thích là hình bán nguyệt, hình hoa sen, hình ô van...Theo Phong thủy những hình dạng này chủ về sự phú quý, chủ nhà sẽ sinh nhiều con cháu, quan vận hanh thông.

Ngược lại với ao hồ, sông suối thuộc loại thủy lưu động có thể làm thay đổi trường khí xung quanh ngôi nhà. Dòng nước lưu động của sông rạch nên trong và yên tĩnh, nếu nước sông quanh năm dơ đen là sát thủy. Phong thủy còn quan niệm nếu dòng thủy chảy nhỏ hẹp và sâu, chảy uốn lượn quanh co triều khúc, lộ vẻ cung kính hiền hòa bao bọc lấy ngôi nhà thì phúc lộc lâu dài. Nếu dòng thủy chảy xối thẳng vào trước nhà thì rất hung hiểm. Tốc độ chảy của dòng nước cũng rất quan trọng. Nếu nước chảy quá nhanh sẽ khiến khí thoát đi hoặc sẽ cung cấp Sát khí thay vì Sinh khí.

Đặc điểm "bên lở, bên bồi" cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn đất. Phía nước chảy theo hình chuỗi ngọc được gọi là bên bồi, còn phía ngược lại có hình cung ngược được gọi là bên lở. Do bên lở là bên nhận Thủy sát nên nó liên tục bị bào mòn. Ngược lại, bên bồi là bên nhận sinh khí nên nó liên tục được bồi đắp. Vì vậy đối với những ngôi nhà bên cạnh dòng sông, nên chọn phía nước chảy theo hình chuỗi ngọc và tránh những nơi có hình cung ngược.

Nước trong sân vườn 


Phong thủy có câu "khí gặp thủy thì dừng, gặp phong thì tán" để nói lên vai trò của thủy trong việc điểu tiết và phân bổ các nguồn khí. Trong sân vườn, sự xuất hiện của nước là một cách bổ cứu hiệu quả, dẫn dắt và lưu chuyển các luồng sinh khí. Tuy vậy việc bố trí những không gian nước trong sân vườn luôn phải chú ý phối hợp một cách hợp lý.

Hãy giữ cho các hình thế nước trong vườn trông càng tự nhiên càng tốt, những dòng suối nên thiên về những dáng chảy ôm vòng lấy tòa nhà. Tương tự vậy, những hồ nước hay hồ bơi không nên tạo thành những góc nhọn như kiểu "góc ao đao đình" đâm vào nhà, nên hướng tới tạo thành những dáng cong ôm vòng như hình hạt đỗ vừa dễ đẹp lại tạo một cảm giác an toàn.


Trong Phong thủy, trường phái Loan đầu khuyên con người nên làm nhà theo thế "Toạ sơn hướng thuỷ", nghĩa là trước mặt nhà có hồ nước, sau nhà là không gian lớn như trái núi, có thể là một toà cao ốc chẳng hạn. Vì thế, với lý thuyết này, các Phong thủy gia thường khuyên gia chủ không nên để hồ nước, bể bơi hoặc đào ao phía sau nhà. Điều này có thể đúng nhưng chưa hẳn là chính xác. Đôi khi một thế nhà có dòng nước chảy ôm vòng phía sau cũng vẫn tạo một thế nhà Phong thuỷ thuận lợi. Các chuyên gia uyên thâm về Phong thuỷ hiểu rất rõ vấn đề này, đặc biết những người am hiểu lý thuyết về Trạch Vận hay Phi Tinh, nên việc "dụng thuỷ" trong Phong thuỷ thật sự linh hoạt mà không hề cứng nhắc chút nào. 

Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về Phong Thủy vì "phong" là gió, "thủy" là nước. Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây cất thường hay thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng, cần phải khéo chọn lọc khu vực và kỹ thuật xây dựng phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta vốn là nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ. Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi được bố trí hợp lý, dòng nước được luân chuyển và trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt chung quanh. Và xét về Ngũ hành, Phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không nên quá thiên về hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững.

KTS.Chuyên gia Phong thủy Phạm Cương
                                                                                                                                             Ban ve Phong thuy

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Những nhận xét nào không lành mạnh sẽ bị xóa khỏi blog