Theo phong thuỷ, một cuộc đất tốt phải có sơn, có thuỷ, cây cối tươi tốt, sản vật dồi dào, khí hậu hiền hoà…
Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên đó. Vì thế, có được hoặc tạo ra một không gian phù hợp giữa cảnh quan với con người là rất quan trọng.
Theo phong thuỷ, một cuộc đất tốt phải có sơn, có thuỷ, cây cối tươi tốt, sản vật dồi dào, khí hậu hiền hoà…, để thu nhận được sinh khí - năng lượng của đất trời, sức sống của vạn vật, nhằm mang lại “phúc, lộc, thọ” cho mỗi gia đình. Ngôi nhà được thiết kế với ba gian thông nhau, hai chái (phòng) hai bên, hàng hiên phía trước, kết hợp với sân trước, vườn sau, ao cá trước mặt…, của người Việt xưa, đặc biệt ở khu vực miền Bắc, là nhằm đạt mục đích đó.
Gian giữa với cửa chính mở rộng là nơi thờ phụng, phía trước bày bộ “sập gụ, tủ chè” và/hoặc tràng kỷ. Tràng kỷ dùng để tiếp khách, đồng thời làm bàn ăn. Hai gian hai bên có cửa hẹp hơn, dùng làm chỗ ngủ. Hàng hiên (hành lang) trước nhà thường có tấm giại khá thoáng bằng gỗ hoặc đan bằng tre nứa đặt ở giữa làm bình phong, mục đích là hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết và tạo sự kín đáo, nhưng bên trong vẫn có thể quan sát được bên ngoài. Hai chái cũng là phòng ngủ hoặc phòng chứa đồ, với cửa thông phòng và cửa sổ ở mặt trước. Bếp được thiết kế riêng, phía bên trái (từ trong nhà nhìn ra). Cạnh bếp là giếng nước. Bên phải là nhà ngang (nhà phụ). Những dãy nhà này vây quanh một sân rộng.
Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên đó. Vì thế, có được hoặc tạo ra một không gian phù hợp giữa cảnh quan với con người là rất quan trọng.
Theo phong thuỷ, một cuộc đất tốt phải có sơn, có thuỷ, cây cối tươi tốt, sản vật dồi dào, khí hậu hiền hoà…, để thu nhận được sinh khí - năng lượng của đất trời, sức sống của vạn vật, nhằm mang lại “phúc, lộc, thọ” cho mỗi gia đình. Ngôi nhà được thiết kế với ba gian thông nhau, hai chái (phòng) hai bên, hàng hiên phía trước, kết hợp với sân trước, vườn sau, ao cá trước mặt…, của người Việt xưa, đặc biệt ở khu vực miền Bắc, là nhằm đạt mục đích đó.
Gian giữa với cửa chính mở rộng là nơi thờ phụng, phía trước bày bộ “sập gụ, tủ chè” và/hoặc tràng kỷ. Tràng kỷ dùng để tiếp khách, đồng thời làm bàn ăn. Hai gian hai bên có cửa hẹp hơn, dùng làm chỗ ngủ. Hàng hiên (hành lang) trước nhà thường có tấm giại khá thoáng bằng gỗ hoặc đan bằng tre nứa đặt ở giữa làm bình phong, mục đích là hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời tiết và tạo sự kín đáo, nhưng bên trong vẫn có thể quan sát được bên ngoài. Hai chái cũng là phòng ngủ hoặc phòng chứa đồ, với cửa thông phòng và cửa sổ ở mặt trước. Bếp được thiết kế riêng, phía bên trái (từ trong nhà nhìn ra). Cạnh bếp là giếng nước. Bên phải là nhà ngang (nhà phụ). Những dãy nhà này vây quanh một sân rộng.
Ngôi nhà được thiết kế hướng Nam nhằm đón gió mát, nhận ánh sáng, đặc biệt là nắng ấm khi Đông về, nhưng hạn chế được nắng gắt ngày Hạ, đồng thời tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi tới. Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc như câu nói “Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”, mà còn tuỳ thuộc vào sự tiện lợi, hợp lý của cuộc đất và cảnh quan xung quanh. Nếu phía trước nhà là đường đi hoặc dòng sông, thì mặt nhà sẽ hướng về phía đó.
Trước nhà là sân, khoảng không gian kết nối ngôi nhà với môi trường tự nhiên, thường có hàng cau phía trước. “Trước cau, sau chuối”, một kinh nghiệm trồng cây hợp khí hậu và phương vị của người Việt. Tất nhiên, cau có thể được thay bằng các loại cây khác cũng có dáng thẳng, lá đẹp như thiên tuế, cọ, dừa cảnh… Đây đều là những cây không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, không che tầm nhìn. Còn chuối hoặc các cây lá to dày trồng ở sau nhà nhằm ngăn gió lạnh Đông Bắc, ngăn nắng gắt buổi chiều.
Trước sân là ao, vừa làm đẹp khung cảnh, tươi mát không gian nhà ở, vừa có nước dùng để sinh hoạt, thả cá để cải thiện kinh tế hoặc mang lại thú vui câu cá. Ao trước nhà cũng hợp với nguyên tắc của phong thuỷ. Bởi lẽ, khí (năng lượng) gặp gió thì tán, gặp nước thì dừng. Năng lượng thường rất tốt khi gặp nước. Trong khi đó, nước tượng trưng cho tài lộc. Trước nhà có nước, thuật ngữ phong thuỷ gọi là “tụ thuỷ trước nhà”, tụ thuỷ thì sẽ có tài, có tài sẽ có phúc.
Sau nhà là vườn, không chỉ trồng cây to cho bóng mát, tạo thế chắc chắn, vững vàng cho ngôi nhà, lợi nhân đinh, mà còn trồng xen với cây cảnh, hoa trái làm đẹp cảnh quan, tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cây xanh (mộc) cùng với mặt nước (thủy) giúp cho phong thủy nhà ở được hài hòa. Nếu khu đất rộng thì bên phải và bên trái nhà cũng được thiết kế làm vườn, nhưng bên trái (Thanh Long) trồng cây cao hơn bên phải (Bạch Hổ) để kiềm chế nguồn năng lượng bất định của Bạch Hổ.
Lối đi trong khu vườn được thiết kế quanh co, uốn khúc để việc dạo bước ngắm cảnh thú vị hơn, thưởng ngoạn cảnh sắc từ nhiều góc nhìn khác nhau. Theo phong thuỷ, lối đi dạng này có thể mang khí chu du trong khắp khu vườn, giúp con người thư giãn và thu nạp được năng lượng tốt, nhất là khi ngồi nghỉ trên những chiếc ghế được kê hợp hướng bản mệnh.
Cổng ngõ (mở phía Thanh Long) cũng như hàng rào trước nhà thường thấp, bên trên được thiết kế thông thoáng để không che tầm nhìn, cản dòng khí tốt vào nhà, không chia cắt bên trong với thế giới bên ngoài.
GS.TS Trần Văn Khê đã đưa khung cảnh cư trú của người Việt vào ca trù: “Vườn nhỏ nắng lên, trước cau sau chuối, gió khẽ động mấy bụi tre, khóm trúc...”.
Những ai hối hả nơi thành thị ồn ào, sống trong căn hộ chung cư hay nhà ống chật hẹp, thiếu màu xanh của thiên nhiên, mà được về các vùng quê đắm mình trong không gian tĩnh lặng của ngôi nhà ba gian hai chái giữa khu vườn êm ả, sẽ thấy tâm hồn thư thái, cảm nhận được nguồn năng lượng từ sự hoà hợp thiên - địa - nhân nơi đây.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Những nhận xét nào không lành mạnh sẽ bị xóa khỏi blog